4 nguyên tắc trao đổi thông tin chi phối hoạt động tiếp thị

Bài viết giúp người đọc hiểu hơn về cách mà con người giao tiếp với nhau trên các nền tảng nội dung dưới góc nhìn của ngành khoa học dữ liệu.

4 nguyên tắc trao đổi thông tin chi phối hoạt động tiếp thị

Bài viết này của Core Content sẽ chỉ ra 4 nguyên tắc trao đổi thông tin thông qua tương tác với đối tượng trên nền tảng kỹ thuật số. Mục đích của bài viết là giúp người đọc hiểu hơn về cách mà con người giao tiếp với nhau trên các nền tảng nội dung dưới góc nhìn của ngành khoa học dữ liệu (Data science).

Nguyên tắc 1 - Thông tin luôn được định hướng (Information orientation)

Mọi giao tiếp kết nối của chúng ta ngày nay hầu hết đều diễn ra trên một trường công nghệ. Chúng ta đang tham gia vào một nền tảng kỹ thuật số khổng lồ, nơi mà mọi thao tác đều được lập trình theo những hướng nhất định.

Trên nền tảng kỹ thuật số, mọi thứ đều là đối tượng của một thứ khác và của chính nó (Object-oriented). Nếu không thể tương tác được với đối tượng bằng một nội dung, sẽ có người khác thay ta làm điều đó.

Con người tham gia vào hệ thống thông tin thông qua những tương tác đều có mục đích khởi nguồn giống nhau: vì họ muốn lấy hoặc chuyển tải thông tin. Một nội dung được sản xuất sẽ phải nhắm tới đối tượng khách hàng của riêng mình để thiết kế những trải nghiệm tương ứng. Khách hàng đặc biệt yêu thích cách chúng ta định hướng luồng nội dung của ta theo trải nghiệm cá nhân của họ. Đây là một lưu ý cho những người làm nội dung để sáng tạo ra nhiều luồng thông tin định hướng chân thật hơn, hiệu quả hơn.

Lập trình hướng đối tượng (tiếng Anh: Object-oriented programming, viết tắt: OOP) là một mẫu hình lập trình dựa trên khái niệm "công nghệ đối tượng", mà trong đó, đối tượng chứa đựng các dữ liệu, trên các trường, thường được gọi là các thuộc tính; và mã nguồn, được tổ chức thành các phương thức.

Nguyên tắc 2 - Mọi tương tác đều có quan hệ nhân quả (Explicit causality)

Mọi tương tác xảy ra đều có quan hệ nhân quả - cho đến khi ta tìm được chúng. Các quan hệ nhân quả được phản ánh nhờ phân tích luồng thông tin ở cả hai hướng: bề nổi (explicit segmentation) và phần ẩn (implicit segmentation).

Mọi thông tin về lý thuyết đều minh bạch, vấn đề nhân quả không liên quan trực tiếp đến thông tin mà liên quan đến sự tương tác và “ngụ ý” ẩn đằng sau nó. Chúng ta cần phân tích dữ liệu để hiểu khách hàng.

Nguyên tắc 3 - Mọi trạng thái đều có tương quan (Correlation)

Mọi trạng thái hiển thị đều có ý nghĩa khi đặt trong một khung thời gian nhất định. Điều này liên quan đến việc xuất bản nội dung gì trong khung giờ nào là thích hợp - vấn đề thời điểm.

Trong thế giới của dữ liệu lớn - The Big Data, dữ liệu tạo ra ý nghĩa cho mọi hoạt động trên các nền tảng xã hội. Nếu bạn hiểu nền tảng đủ sâu, bạn sẽ hiểu thông điệp được trao đổi ở đó là gì. Điều này mở ra cơ hội làm việc với nội dung trên nền tảng kỹ thuật số cho các nhà phân tích hành vi thông qua ngôn ngữ (diễn ngôn).

Nguyên tắc 4 - Mọi hình thái thông tin đều có cấu trúc riêng tách khỏi ý nghĩa

Đây là một khái niệm có vẻ khó hiểu nhưng không mới lạ trong lĩnh vực ngôn ngữ học cấu trúc. Cấu trúc tách khỏi nghĩa của nó và chi phối ngược lại ý nghĩa. Trong tiếp thị nội dung, nguyên tắc này chi phối hoạt động của cách thiết lập khung thông điệp và những bối cảnh tiếp thị tập trung tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.

Một chiến dịch tiếp thị nội dung thông qua “khung” không nên hạn chế giá trị bằng ngôn ngữ trực tiếp mà nên thiết lập các khung kêu gọi sự hoàn tất và bổ sung từ phía khách hàng tiềm năng (Ví dụ: Call to action). Khách hàng phải là người được quyền lựa chọn cuối cùng. Để hiểu hơn, bạn có thể tham khảo mô hình tự điều hướng của một hành vi có kế hoạch mà khách hàng trải qua trong tâm trí trước khi quyết định tương tác thông qua một hành động.

Hiểu nguyên tắc trao đổi thông tin để làm gì?

Hiểu được các nguyên tắc trao đổi thông tin sẽ giúp người làm tiếp thị nội dung thiết kế ra các khung thông điệp và xuất bản những nội dung giúp đạt được mong muốn tương tác từ phía khách hàng tiềm năng mà không cần quá nhiều nỗ lực giải thích.

Một khung thông điệp được nỗ lực giải thích là một khung thông điệp không hoạt động được trong tâm trí khách hàng hiệu quả. Nó sẽ làm bạn mất nhiều thời gian và ngân sách để quảng cáo, hiển thị và lặp lại các hoạt động tiếp thị ở mọi lúc, mọi nơi mà khách hàng tiềm năng xuất hiện.

Tài liệu tham khảo:
“Interpreting message flow graphs” (Peter B. Ladkin và Stefan Leue).
“Interaction protocols as design abstractions for business processes” (Nirmit Desai và cộng sự).

Các bạn có thể đọc thêm các bài cùng thể loại trong chuyên mục chuyên mục Content Marketing.

💡
Để tương tác với người viết, mời bạn comment trực tiếp ngay bên dưới hoặc email về hộp thư: corecontent.net@gmail.com.