Hiểu tự ti để biến cảm giác khó chịu thành động lực phát triển

Cảm giác tự ti sẽ được xua tan khi chúng ta nhận ra nhờ nỗ lực mà mình đã đạt những mục tiêu bên ngoài.

Hiểu tự ti để biến cảm giác khó chịu thành động lực phát triển
Bác sĩ, nhà tâm lý học, nhà hoạt động xã hội Alfred Adler từng nói “Là người tức là cảm thấy tự ti”.

Mặc cảm tự ti và Alfred Adler

Alfred Adler sinh ra ở ngoại ô Vienna vào tháng 2 năm 1870. Khi còn nhỏ, Alfred mắc bệnh còi xương khiến ông không thể đi lại cho đến khi lên bốn tuổi. Năm tuổi, ông suýt chết vì viêm phổi. Chính ở tuổi này, Alfred Adler bộc lộ mong muốn trở thành một bác sĩ. Ông theo học y khoa, chuyên khoa mắt, trước khi quyết định theo đuổi tâm lý học. Năm 1987 ông kết hôn với Raissa Epstein, một nhà tri thức và nhà hoạt động xã hội người Nga, và họ có với nhau bốn mặt con.

Làm thế nào mà một người ốm yếu lại trở nên khỏe mạnh, hoạt bát trong các hoạt động xã hội và thành công đến vậy? Alfred Adler chẳng hề che giấu: đúng, mặc cảm tự ti. Cuộc sống muốn ông héo mòn, ông vẫn phát triển tốt nhờ đặt ra câu hỏi xoay quanh chính nỗi tự ti khó chịu đó của mình - và rộng hơn nữa - của mọi người. Nó còn giúp ông phát triển lý thuyết của riêng mình, gọi là Tâm lý học cá nhân.

Mặc cảm tự ti sẽ giúp ta trở nên mạnh mẽ hơn

Alfred Adler đặc biệt quan tâm đến thứ gọi là “mặc cảm tự ti” của con người, đặc biệt là những người có khuyết tật về thể chất. Nhìn vào những ảnh hưởng mà sự khiếm khuyết tác động tới thành tựu và cảm nhận về bản thân của họ, ông thấy có khác biệt rất lớn giữa những cá nhân này.

Một số người khuyết tật vẫn có thể đạt tới những thành công lớn trong thể thao, và Adler để ý thấy rằng ở những nhân cách dạng này, sự khuyết tật như là một nguồn thôi thúc mạnh mẽ. Và ở một thái cực khác, ông chứng kiến những người bị đánh bại cũng chính bởi sự khuyết tật đó mà không thể cải thiện tình hình vì họ không thể nỗ lực nhiều hơn.

Cảm giác tự ti sẽ được xua tan khi chúng ta nhận ra nhờ nỗ lực mà mình đã đạt những mục tiêu bên ngoài, và các thử thách này sẽ lại tới và được chúng ta vượt qua tiếp trong những lần sau. Đó là một chặng đường phát triển lành mạnh của người bình thường. Quan điểm này của ông phần nào đó rất giống với khái niệm tự hiện thực hóa bản thân (self-actualization).

Điểm mấu chốt để biến tự ti thành động lực là gì?

Alfred Adler cho rằng đó là sự tự trọng được cá nhân mỗi người tự nhìn nhận. Nói cách khác, để biến sự tự ti thành động lực thì chúng ta cần hành động với lòng tự trọng. Lòng tự trọng hoặc sự tự trọng chính là khả năng một người nhận ra điểm yếu của mình và quyết tâm cải thiện nó bằng những hành động cụ thể.

Để nhận ra, bạn cần hiểu chính mình và hiểu một điểm mấu chốt - có lẽ ta có thể rút ra từ cuộc đời của chính Alfred Adler: sự không che đậy điểm yếu của chính mình (Alfred Adler nhỏ con, dáng người thấp bé và sức khoẻ kém). Điều này với một người bình thường là rất khó, bởi vì chúng ta được sống và nuôi dạy trong một môi trường đề cao việc “tốt khoe xấu che”. Bên cạnh đó, ta cũng chịu rất nhiều áp lực từ người thân, bạn bè về những khiếm khuyết của mình nếu lỡ may nó “bị bại lộ”.

Để quyết tâm cải thiện cảm thức che đậy điểm yếu này và thay nó bằng việc cải thiện trong một tâm thế đúng, mỗi người điều cần rất nhiều nỗ lực. Một trong hai khía cạnh của sự nỗ lực mà bạn cần lưu ý chính là: thời gian và ngưỡng. Để có được kết quả tốt, bạn cần kiên trì và kiên trì hơn nữa. Bởi để đạt được mong muốn dưới hình thức một kết quả tốt, cũng như món ăn, cần chờ đủ thời gian và dùng đúng nhiệt độ nấu chín. Lửa quá to món ăn chín ngoài nhưng bên trong sẽ không thể chín được; còn lửa quá nhỏ thì món ăn sẽ phải nấu rất lâu, có thể mất đi hương vị nữa.

Sơ đồ lý giải từ Core Content - nhìn tự ti như một dạng động lực

Để mặc cảm tự ti không cản trở bạn phát triển, xem thêm cách tháo gỡ nó tại kênh youtube của Core Content nhé.

💡
Để tương tác với người viết, mời bạn comment trực tiếp ngay bên dưới hoặc email về hộp thư: corecontent.net@gmail.com