Storyboard và nguyên tắc lặp lại liên tục trong kể chuyện
Một biểu tượng chứa trong nó nhiều hình ảnh bị nén lại trong tiềm thức. Để biểu đạt được một biểu tượng, bạn cần nhiều ảnh ảnh “pha loãng” nó.
Lặp lại liên tục một hoặc nhiều biểu tượng thông qua chuỗi hình ảnh sẽ mở ra bầu không khí giúp người xem dễ dàng bước vào một đường dẫn mạch truyện và nhận được thông điệp của bạn.
Storyboard là gì?
Storyboard là một công cụ tư duy được trực quan hoá giúp người sử dụng lên kế hoạch và trình bày một câu chuyện, ý tưởng hoặc kịch bản một cách tuần tự qua các hình ảnh. Nói đơn giản, nó là một cuốn truyện tranh nhỏ mà ở đó, mỗi khung hình đại diện cho một cảnh hoặc một khoảnh khắc quan trọng trong câu chuyện bạn muốn kể.
Dưới đây là một bảng so sánh các công cụ hỗ trợ tạo storyboard đơn giản nhất, phù hợp cho người mới bắt đầu:
Storyboard tư duy như thế nào?
Mặc dù đề cao sự tự do trong việc thiết lập ý tưởng, storyboard vẫn có cách hoạt động của riêng nó. Để có thể khai thác tối đa tiềm năng từ phương pháp, nó đòi hỏi ở người dùng:
Lối tư duy tập trung vào các ý tưởng và lặp lại liên tục những hình ảnh mang tính biểu tượng để tạo ra sự kết nối giữa chúng.
Một biểu tượng hàm chứa trong nó nhiều hình ảnh bị nén lại trong tiềm thức. Để biểu đạt được một biểu tượng, bạn cần nhiều ảnh ảnh “pha loãng” của biểu tượng gốc này. Và không gì làm tốt hơn một hệ thống storyboard.
Đây là một công cụ giúp bạn chuyển nguồn năng lượng tiềm tàng dưới hình thức những dòng suy nghĩ, những hình dung mơ hồ chỉ riêng bạn biết thành những hình ảnh cụ thể mà ai cũng có thể thấy được, hiểu được.
Việc hiện thực những thứ nằm trong đầu vào những ô vuông nhỏ là một kỹ thuật đòi hỏi việc tập trung cao. Để sử dụng tốt công cụ này, bạn nên rèn luyện cho mình sự tập trung ở một mức độ nhất định và một trực giác nhạy bén để nhìn thấy các ý tưởng bên trong chính bạn.
Rèn luyện tư duy theo storyboard như thế nào?
Mấu chốt để sử dụng được tốt nhất công cụ tư duy, bạn phải học cách tư duy theo công cụ đó.
Nếu bạn chỉ xem storyboard như một cái khung giúp bạn thả các hình ảnh vào, thật khó để tạo ra được một đường dẫn liền mạch. Bởi vì bản chất “sự thật” nằm trong đầu mỗi người là một kiểu năng lượng bị nén chặt dưới dạng những biểu tượng mơ hồ (mà Core Content vừa đề cập ở mục phía trên), storyboard giúp bạn giải nén mớ năng lượng hỗn độn này, từ đó “sự thật” được mở ra theo những cách riêng thông qua các tuyến đường dẫn.
Sau đây là một số phương pháp giúp bạn tự rèn luyện lối tư duy bám theo các hình ảnh, trước khi bắt đầu thực sự sử dụng công cụ tuyệt vời này.
1 - Quan sát và phác họa:
- Quan sát mọi thứ xung quanh: Hãy chú ý đến chi tiết của các vật thể, màu sắc, ánh sáng, bóng đổ.
- Phác họa những gì bạn thấy: Bắt đầu bằng những hình vẽ đơn giản, không cần quá cầu kỳ. Việc phác họa giúp bạn ghi nhớ hình ảnh rõ hơn và phát triển khả năng nhìn nhận tổng thể. Nên nhớ, cái nhìn tổng thể giúp bạn tái hiện hình ảnh nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ bình thường.
- Tìm cảm hứng từ thiên nhiên: Thiên nhiên là nguồn cảm hứng vô tận cho nghệ thuật. Hãy quan sát cây cối, hoa lá, mây trời và cố gắng tái hiện chúng trên giấy.
2 - Tạo ra các hình ảnh trong đầu:
- Thử tưởng tượng các cảnh vật: Hãy tưởng tượng bạn đang ở một nơi nào đó, ví dụ như một bãi biển, một khu rừng. Chi tiết hóa hình ảnh đó trong đầu: bạn nghe thấy gì, ngửi thấy gì, cảm nhận được gì?
- Tạo ra các câu chuyện hình ảnh: Hãy nghĩ ra một câu chuyện và hình dung từng cảnh trong câu chuyện đó.
- Sử dụng các gợi ý: Bạn có thể sử dụng các từ khóa, hình ảnh hoặc âm thanh để kích thích trí tưởng tượng.
3 - Sử dụng các công cụ trực quan:
- Mind map: Sử dụng mind map để kết nối các ý tưởng một cách trực quan.
- Infographic: Tạo các infographic đơn giản để trình bày thông tin một cách sinh động.
- Bảng hình ảnh vẽ tay: Sử dụng storyboard vẽ tay của chính bạn để kể một câu chuyện bằng hình ảnh nhanh chóng, không cần phải đẹp.
4 - Tham gia các hoạt động sáng tạo:
- Vẽ tranh: Vẽ tranh là một cách tuyệt vời để thể hiện tư duy hình ảnh của bạn.
- Thiết kế đồ họa: Học cách sử dụng các phần mềm thiết kế đồ họa để tạo ra các hình ảnh đẹp mắt.
- Chụp ảnh: Chụp ảnh giúp bạn rèn luyện khả năng quan sát và bố cục hình ảnh.
5 - Học hỏi từ những người khác:
- Tham gia các lớp học: Có rất nhiều lớp học về vẽ, thiết kế, nhiếp ảnh,... giúp bạn học hỏi từ những người có kinh nghiệm.
- Đọc sách, xem phim: Tìm kiếm những tác phẩm nghệ thuật, phim ảnh có hình ảnh đẹp và ý nghĩa sâu sắc.
6 - Thực hành thường xuyên:
- Dành thời gian mỗi ngày: Chỉ cần dành ra một ít thời gian mỗi ngày để luyện tập, bạn sẽ thấy sự tiến bộ rõ rệt.
- Không ngại thử nghiệm: Hãy thử nghiệm với nhiều phong cách và kỹ thuật khác nhau.
Để hiểu hơn về cách thực hiện một đường dẫn hình ảnh (storyboard) và trải nghiệm hoạt động sáng tạo như một tiến trình ngắn, các bạn hãy theo dõi video:“Flow của tiến trình sáng tạo kiểu 3: copy bầu không khí” và các chuỗi video cùng chủ đề tại kênh YouTube Core Content nhé.
Comments ()