Sáng tạo dựa vào nguyên tắc tư duy kép

Một kỹ thuật giúp bạn cùng lúc tư duy về hai đối tượng khác nhau (thậm trí trái ngược hoàn toàn) trên cùng một hệ quy chiếu.

Sáng tạo dựa vào nguyên tắc tư duy kép

Sáng tạo dựa vào nguyên tắc tư duy kép là một kỹ thuật giúp bạn cùng lúc tư duy về hai đối tượng khác nhau (thậm trí trái ngược hoàn toàn) với những tiêu chuẩn khác biệt trên cùng một hệ quy chiếu.

Tư duy kép là gì?

Tư duy kép là một kỹ năng tư duy đòi hỏi bạn xem xét một vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, thường là những góc độ trái ngược nhau. Thay vì chỉ tập trung vào một quan điểm duy nhất, tư duy kép khuyến khích bạn mở rộng suy nghĩ, cân nhắc cả những ý kiến đối lập và tìm kiếm sự cân bằng giữa chúng. Tại sao tư duy kép quan trọng?

Tăng tính sáng tạo: Bằng cách xem xét nhiều góc độ, bạn sẽ tìm ra những giải pháp mới mẻ và độc đáo hơn.
Ra quyết định tốt hơn: Tư duy kép giúp bạn đánh giá toàn diện hơn một vấn đề, từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.
Cải thiện kỹ năng giao tiếp: Hiểu được nhiều quan điểm khác nhau giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người khác.
Giải quyết xung đột: Tư duy kép giúp bạn nhìn nhận vấn đề từ góc độ của người khác, từ đó tìm ra những giải pháp có tính chất hòa giải.

Hiểu về hệ quy chiếu sẽ hạn chế được cạnh tranh

Hệ quy chiếu là một khung tham chiếu mà chúng ta sử dụng để mô tả và đo lường chuyển động của một vật thể. Nói cách khác, nó là một "tọa độ" mà chúng ta chọn để xác định vị trí của một vật so với các vật thể khác tại một thời điểm nhất định.

Trong sáng tạo, việc thiết lập một hệ quy chiếu - nơi tập trung các đường hướng tư duy khác nhau vào một - là mấu chốt giúp bạn tạo được một sản phẩm mới mà không xung đột với các sản phẩm có sẵn trên thị trường. Tại sao điều này quan trọng? Vì nó sẽ giúp bạn hạn chế tính cạnh tranh - là một điểm tối quan trọng để bạn sử dụng thời gian tốt hơn cho việc sản xuất thay vì dồn sức để tranh giành hay hạ uy tín lẫn nhau.

Nếu không tìm được hệ quy chiếu chung để tạo ra một sản phẩm mới, thì bạn vẫn đang chỉ tư duy trên một chiều mà thôi. Điều này rất khó để nhận ra nếu bạn không thực hành nó thật nhiều lần. Đó cũng là lý do bạn sở hữu được những công cụ tư duy xuất sắc từ những bậc thầy dạy tư duy nhưng vẫn tiếp tục dùng nó và tư duy theo lối mòn cũ trong tiềm thức. Vấn đề là bạn có đang nghiêm túc sử dụng công cụ theo hướng dẫn của người tạo ra nó hay không, hay bạn chỉ đang sử dụng nó theo thói quen của chính mình? Công cụ không bao giờ có lỗi - chỉ chúng ta là người sử dụng nó sai cách mà thôi.

Vậy làm sao để tìm ra được điểm chung đó?

Trong câu hỏi đã hàm chứa câu trả lời rồi. Chúng ta “tìm ra” nó chứ không thật sự sáng tạo ra nó, chúng ta chỉ thực hiện hoạt động sáng tạo chứ không phải thực hiện vai trò của đấng tối cao. Điều này là một tâm thế quan trọng để hạ thấp sự kiêu ngạo - là rào cản duy nhất khiến ta không thể tư duy trên hai chiều kích ở cùng một thời điểm. Khi nào chúng ta cảm thấy đã có thể tư duy được phần nào, nghĩa là bạn cũng biết mình đã giảm thiểu được ít nhiều “cái ngã” trong quá trình sáng tạo. Chi đến khi nó tiêu biến hoàn toàn thì sự sáng tạo mới có cơ hội xuất hiện nhiều hơn.

Bởi vì sự sáng tạo là để cho chính mình được dẫn lối, được “chỉ cho” và hoàn toàn quên mất bản thân trong hoạt động đó. Thật ra trong chúng ta ai cũng từng trải qua cảm giác này rồi, chỉ là càng lớn và trưởng thành thì ta dần quên mất trải nghiệm này thôi. Bạn chỉ cần liên tục nhớ lại, thì cảm giác cũ khi bạn còn là một đứa trẻ sẽ quay trở lại.

Để hiểu hơn về nguyên tắc tư duy kép và trải nghiệm hoạt động sáng tạo như một tiến trình ngắn, các bạn hãy theo dõi video: “Flow của tiến trình sáng tạo kiểu 2: copy tính năng” và các chuỗi video cùng chủ đề tại kênh YouTube Core Content nhé.