Giao thức trong kể chuyện - Ai kể chuyện cho ai nghe?
Tất cả chúng ta đều có lúc cảm nhận được rất rõ rằng mỗi khoảnh khắc vừa trôi qua ta dường như là một người khác biệt. Cụm “mỗi khoảnh khắc trôi qua” đó, trong giao tiếp có thể coi là một “thức”.
Giao thức là gì? Tại sao nó quan trọng?
Giao thức là một thức có giá trị để xác lập một giao ước trên một nền tảng nào đó giữa con người với nhau.
Mỗi ngày chúng ta đều làm việc, giải trí trên nhiều nền tảng thân thuộc. Các thông báo được gửi qua Web cho bạn nếu tập hợp lại chúng sau một ngày, có lẽ nhiều ngang với một CEO bận rộn. Thông qua các ứng dụng xã hội, chúng ta nhận được đủ thứ: “Bạn đã được mời tham dự một bữa tiệc ngành Marketing!”, “Ngọc đã nhận xét về bài đăng trên facebook của bạn!”, ““Nam đã gắn thẻ bạn trong một bức ảnh”, “Vài lời mời kết bạn đang chờ”, “Thông báo khách hàng thân thiết từ cửa hàng quen”, v.v..
Những dữ liệu thông báo này có thể được hiển thị cho con người để xác nhận tham gia hoặc chúng đơn giản chỉ được sử dụng để kích hoạt một số quy trình cụ thể của ứng dụng khác (hoặc cả hai). Tại sao? Vì chúng ta đang sống trong một “đại thời đại” chứ không phải “tiểu thời đại”. Trong một thế giới mà tiếp xúc online nhiều không kém và quan trọng không kém này - mọi thứ đều phi tập trung. Thông báo có thể là một yếu tố chính để liên kết thông tin và tích hợp ứng dụng, nó phản ánh sự “có mặt” của bạn.
Sự có mặt đó xác định một “thức” có giá trị. Vậy nên nếu không có “giao thức” để giao ước đâu là một tiếp xúc có giá trị được công nhận thì ta không biết mình đang trò chuyện và liên kết cùng ai.
Giao thức trong kể chuyện
Giao thức trong kể chuyện là những nguyên tắc cơ bản để bạn thiết lập một thông điệp có giá trị về mặt nội dung đến đúng đối tượng cần nhận thông điệp đó để “đánh thức” bản thể của họ theo từng cấp độ.
Khác với cách gửi thông báo một cách phi tập trung trên mạng xã hội, kể chuyện đòi hỏi bạn phải gửi một thông báo tập trung để dẫn dắt người nghe, người xem. Có nhiều cách thức để nỗ lực làm điều đó - nỗ lực để kể chuyện mà vẫn duy trì được sự tập trung cho người xem.
Trong số nhiều mô hình kể chuyện thì “tam giác” ba ngôi (với ngôi thứ nhất, ngôi thứ 2 và ngôi thứ 3 được kể đồng thời) là một trong những giao thức được nhiều bậc thầy kể chuyện sử dụng nhất - mà điển hình trong số đó là Robert MCKee. Tất nhiên với sự tác động ở cả ba chiều kích này thì người nghe ngủ cỡ nào cũng phải thức để xem bởi tài kể chuyện của những bậc thầy.
Ngôi kể thứ nhất - Góc nhìn chủ quan
Khi kể chuyện ở ngôi thứ nhất tác giả thường xưng “tôi” (tự sự), hoặc kể thông qua nhân vật chính. Kể ngôi thứ nhất, tác giả sẽ nhắm đến “những cái tôi” có cùng quan điểm với mình. Tác giả không nhắm đến toàn bộ độc giả trên thế giới. Quan điểm của tác giả là quan điểm mang tính kinh nghiệm.
Về phía người xem, người nghe, vị trí mà họ thấy là ở bên ngoài, họ nhìn thế giới của tác giả thông qua “lăng kính của cái tôi”. Thứ mà độc giả kiểu này thích là sự thú vị, sự hấp dẫn và mới lạ trong cốt truyện và cách kể đến từ tác giả.
Tuy nhiên, điểm khó là vì người nghe, người xem nhìn câu chuyện qua lăng kính cái tôi của chính họ, nên hình ảnh mà người kể muốn truyền đạt sẽ bị bóp méo ít nhiều.
Ngôi kể thứ ba - Góc nhìn khách quan
Khi kể chuyện ở ngôi thứ ba tác giả không xưng “tôi” mà ẩn đi. Sự vật, hiện tượng sẽ được phản ánh “như nó là” thông qua thủ pháp kể chuyện của tác giả (tường thuật, mô tả). Lúc này cả người kể và người xem, khán giả đều ở vị trí bên ngoài để nhìn nhận về đối tượng thứ 3 (họ hoặc nó).
Cả hai đều xem nhau như những sự tham chiếu, một góc nhìn để biết thêm về sự vật, hiện tượng, con người, thế giới.
Điểm khó là người xem, người nghe khó kết nối sâu sắc được với câu chuyện và khó duy trì sự tập trung trong suốt câu chuyện. Vì thế thông điệp và thủ pháp kể rất quan trọng.
Ngôi kể thứ hai - Góc nhìn trải nghiệm
Khi kể chuyện ở ngôi thứ hai, tác giả xưng gì không quan trọng, có thể xưng “tôi” nhưng vẫn không phải là ngôi kể thứ nhất (Ví dụ trong Dế Mèn Phiêu Lưu Ký thì Tô Hoài xưng “tôi” nhưng vẫn là ở góc kể thứ hai). Có thể nói ngôi kể thứ hai thì tác giả trở thành cái được kể, người được kể. Có một sự hoán đổi vị trí để bắt trọn những trải nghiệm có giá trị từ phía người kể với cái được kể.
Đây được xem là một ngôi kể cực kỳ khó nhằn và những bậc thầy kể chuyện trên thế giới đều thuần thục lối kể chuyện này để đưa vào trong câu chuyện của họ.
Điểm khó là không có lăng kính giữa người kể và người nghe, người đọc nên sự tác động đến toàn bộ bản thể của người đọc, người xem, khán giả hoặc là cực kỳ lớn - hoặc không được một chút gì (khi đó câu chuyện trở về ngôi kể thứ nhất).
Xem thêm các Video Clip về Storytelling tại kênh Youtube của chúng mình nhé!