5 bước thu thập nguyên liệu thô cho ra đời ý tưởng

Nhà kinh tế học Pareto nhận định: ý tưởng không hơn không kém so với sự kết hợp mới của các yếu tố cũ. Đây là một nhận định nhấn mạnh nhằm so sánh hai tiến trình, Pareto không có hàm ý xem nhẹ quá trình sáng tạo như nhiều người vẫn nghĩ.

Quá trình đầu tiên để tạo ra ý tưởng là thu thập nguyên liệu thô. James Webb Young không ngại hài hước trong cuốn sách của mình: “Những phần kiến thức cụ thể chẳng là gì cả, bởi vì chúng được tạo thành từ cái mà Robert Hutchins gọi là những sự thật bị lão hóa nhanh chóng”. Nói cách khác, nó là “ý tưởng của một ai đó”, và muốn có được ý tưởng mới cho mình, bạn phải bước qua được ý tưởng của người khác - quả là một điều không dễ dàng.

Quá trình thu thập nguyên liệu thô được Core Content chia nhỏ thành 6 bước theo cách mà não bộ chúng ta làm việc, đồng thời cụ thể hoá bằng nội dung cùng hình ảnh bên dưới.

Bước 1: Viết xuống dòng ý tưởng ban sơ

Ý tưởng ban đầu sẽ không bao giờ cụ thể ngay, nếu cụ thể ngay được nó không còn là ý tưởng - Đây là điều đầu tiên bạn cần phải nhớ để việc thu thập nguyên liệu diễn ra thành công tốt đẹp. Nó là một cú “trick” não. Người nào vẫn khăng khăng giữ nguyên dòng ý tưởng ban sơ từ đầu đến cuối, người đó thất bại vì không chiến thắng nổi chính mình.

Dòng ý tưởng không phải là một ý tưởng cụ thể. Dòng ý tưởng ban đầu chỉ là một định hướng cho hành vi tìm kiếm và khám phá, học hỏi. Cuộc sống luôn thay đổi, ý tưởng của bạn cũng phải tự nhiên như cuộc sống, nếu không nó chỉ là một dòng suy nghĩ trên tờ giấy mà thôi.

💡
Lời khuyên: Không sợ dòng ý tưởng bị biến đổi mà lường trước nó ngay khi bắt đầu.

Bước 2: Tìm hiểu các nền tảng chứa thông tin nguyên bản

Ý tưởng không nằm ở nơi bạn không thể thấy nó, bạn phải tìm nó ở nơi có thể tìm. Các nền tảng chứa nội dung chính là vùng đất đầy kho báu chờ bạn khai phá. Chúng bao gồm:

  • Nền tảng tìm kiếm phổ biến nhất: Google Search
  • Nền tảng tương tác social: Facebook, Linkedin, Quora, Twitter
  • Nền tảng so sánh, đối chiếu, kiểm tra từ bên thứ 3: Buzzsumo, HotJar, Advertising, ...
  • Nền tảng nội dung phổ biến: website, blog, …
  • Nền tảng chứa dữ liệu thống kê.
  • Nền tảng chứa nội dung thô, nguyên bản: sách, thư viện online, offline, v.v..

Cùng rất nhiều cách phân chia nền tảng khác.

Bước 3: Rẽ dòng ý tưởng - Phân nhánh ý tưởng

Dòng ý tưởng ban đầu phải được chia nhỏ thành các phân nhánh con. Cách dễ nhất để chia nhỏ chúng là phân loại chúng thành 2 hướng:

  • Tập hợp những thông tin trung lập hoặc ủng hộ ý tưởng của bạn, tìm ra 3 điểm đắt giá nhất (có luận cứ, luận chứng mạnh nhất so với các thông tin còn lại).
  • Tập hợp những thông tin phản bác ý tưởng của bạn, tìm ra 3 điểm khó nhằn nhất (có luận cứ, luận chứng mạnh nhất so với các thông tin còn lại).

Bước 4: Cụ thể hoá dòng ý tưởng thành một ý tưởng cụ thể trong đầu

Hãy hình dung bước 1, 2, 3 hệt như một quá trình tìm kiếm món ăn và cách mọi người nấu và nói về chúng. Đến bước 4 bạn bắt đầu thử hình dung một công thức nấu của riêng mình. Trước đó, bạn chỉ có một ý tưởng về món canh hải sản nào đó chẳng hạn, còn bây giờ mới là hình dung công thức về món canh hải sản của riêng bạn.

Tiến trình này gồm 3 bước nhỏ:

  • Quan sát thông tin.
  • Meta-analysis (phân tích tổng hợp).
  • Ráp lại trong đầu thành một ý tưởng cụ thể.

Bước 5: Giúp não lưu giữ các ý tưởng

Bạn phải lưu giữ các ý tưởng ở nơi mà bạn có thể tìm lại chúng, hoặc truy cập lại chúng bất cứ khi nào bạn muốn. Nếu không làm như vậy, chúng sẽ trôi tuột đi mất - ý tưởng quả là cô gái đỏng đảnh khó chiều, bỏ lỡ rồi thì không cách nào tìm lại "nàng" được nữa.

Có 2 "hộc tủ thần kỳ" bạn phải nắm vững cách sử dụng chúng để lưu giữ ý tưởng:

  • Hộc tủ Content Creation Framework: đây là một khuôn khổ tạo nên sự cân bằng hoàn hảo giữa tính sáng tạo tự chủ và tính bền vững lâu dài của nội dung - nói cách khác nó là bản kế hoạch cụ thể hoá. Khung tạo cho bạn sự chuyên nghiệp, bất kỳ khi nào cần dùng bạn đều có sẵn ý tưởng được xếp và lên kế hoạch ngay ngắn trong từng khu vực.
  • Hộc tủ Tree Content Ideas: đây là một hình thức của bản đồ nhận thức (Mindmap), giúp trí não lưu giữ nó dễ dàng. Cây ý tưởng tạo ra dòng chảy cho nguồn cảm hứng nội dung. Không cần phải liên quan quá mức đến ý tưởng ban đầu, chỉ cần chúng giúp “khai thông” ý tưởng, bạn có thể giữ lại và cất chúng vào đâu đó để khi “cần kíp” sẽ có dùng ngay. Cây ý tưởng được tích lũy hàng tuần, bạn phải làm việc này liên tục.
  • Những hình thức lưu giữ sáng tạo khác: thẻ hình ảnh, sổ tay màu sắc, bảng chỉ mục và chỉ mục chéo, tranh vẽ hình ảnh v.v..

Các bạn có thể đọc thêm các bài cùng thể loại trong chuyên mục chuyên mục Content Ideas.

💡
Để tương tác với người viết, mời bạn comment trực tiếp ngay bên dưới hoặc email về hộp thư: corecontent.net@gmail.com