4 hướng xây dựng Concept cho sản phẩm cũ

Bốn hướng thay đổi này được Core Content chia sẻ dựa trên hệ thống 4 loại động lực chi phối đời sống của một người.

4 hướng xây dựng Concept cho sản phẩm cũ

Trong bài chia sẻ này, cụm từ “sản phẩm cũ” được Core Content dùng như một cụm từ để chỉ những sản phẩm đã ra mắt trên thị trường được một thời gian và được khách hàng biết đến, sử dụng; không phải một tính từ nhấn mạnh thuộc tính cũ kỹ của sản phẩm.

Một khi quyết định xây dựng lại concept cho sản phẩm cũ, nhóm sản xuất sẽ mở ra những cơ hội mới để đội ngũ tiếp thị kể lại một câu chuyện “rượu cũ bình mới” hoặc “bình cũ rượu mới” về sản phẩm đó trong dòng chảy nội dung.

Concept là gì?

Thông thường, Concept là danh từ được hiểu như một lời tuyên bố khái niệm, là mô tả hoặc tầm nhìn về sản phẩm hoặc dịch vụ, thường được phát triển ở giai đoạn đầu của vòng đời sản phẩm.

Ngày nay, thuật ngữ Concept rất hay được dùng trong nhiều bối cảnh khác nhau và có thể được hiểu đơn giản như một Ý Tưởng được mô tả rõ ràng và có thể hiểu được về sản phẩm, dịch vụ mới hoàn toàn - hoặc cũ nhưng được làm mới lại.

Tại sao phải làm mới sản phẩm cũ?

Có nhiều lý do để làm mới sản phẩm cũ, trong đó có thể nói đến hai lý do cơ bản: thứ nhất là giới hạn vòng đời của một sản phẩm; thứ hai là giới hạn vòng lặp động năng tiêu dùng của người dùng. Quan điểm này của Core Content dựa trên hệ thống 4 loại động lực chi phối đời sống của một người.

Không ai dùng hoài một sản phẩm, và cũng không sản phẩm nào mãi giữ được vị thế của ngày đầu ra mắt. Không phải vì sản phẩm không còn tốt mà bởi vì “cái giá của nền văn minh” (Sigmund Freud). Nếu không người ta chỉ cần một sản phẩm cho mỗi nhu cầu của mình là đủ rồi. Vấn đề vì thế không phải là nhu cầu, mà vì “mong muốn” được theo kịp với dòng chảy của cuộc sống.

Core Content chia sẻ đến các bạn 4 hướng làm mới một sản phẩm cũng theo quan điểm tâm động học. Để hiểu hơn về bốn loại động lực quá phổ biến này, các bạn hãy search google hoặc đọc bài viết ngắn tại đây nhé.

Thay đổi hình thức bên ngoài

Sản phẩm sẽ được làm mới lại thiết kế bề ngoài như: giao diện, bao bì, mẫu mã, màu sắc, v.v.. Hoặc can thiệp sâu hơn vào một vài thuộc tính trong chất lượng cấu trúc các thành phần cấu thành sản phẩm - tuy nhiên sự “làm mới” này không đáng kể hoặc không ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc cốt lõi của sản phẩm đó. Nếu sự thay đổi thành phần là đáng kể thì một sản phẩm mới hoàn toàn sẽ ra đời (dòng sản phẩm mới).

Mở rộng phương thức hợp tác

Một hướng làm mới sản phẩm cũ thứ hai hay được áp dụng chính là mở rộng phương thức hợp tác kinh doanh. Tuỳ theo hình thức hợp tác mà một sản phẩm cũ sẽ được làm mới lại theo những cách tiếp cận riêng. Phổ biến như: góp mặt chung với sản phẩm uy tín khác trong một sự kiện thương mại, hợp tác trao đổi quyền lợi tài trợ tại các sự kiện văn hoá - giải trí, hợp tác tên tuổi để tạo ra một sản phẩm chung mang dấu ấn của cả hai trong một phiên bản giới hạn, hoặc cùng hợp tác đầu tư vào một bên thứ 3.

Cải tiến tính năng yếu

Tính năng yếu không phải là tính năng phụ trợ chưa có mà là một tính năng then chốt đặc biệt quan trọng làm ảnh hưởng đến chất lượng và tạo ra sự chuyển hướng chọn lựa sang một dòng sản phẩm khác của nhóm khách hàng mục tiêu. Đây là một điểm chuyển đổi tiêu cực khiến khách hàng buộc lòng phải chấm dứt sử dụng sản phẩm của bạn để chuyển sang dùng sản phẩm khác. Điểm yếu này thường khi dùng rồi mới phát hiện ra, và trong bối cảnh social như ngày này thì ngay từ khi chưa dùng khách hàng đã có thể xem trước đánh giá (review) từ người mua khác.

Tối ưu tính năng mạnh

Tính năng mạnh là điểm nổi bật nhất của một sản phẩm so với các sản phẩm thuộc dòng sản phẩm tương đương trên thị trường. Đây là con đường không ngừng giúp người tiêu dùng tích cực giải quyết nhu cầu nâng cao của họ và làm cho khách hàng trung thành mở rộng phạm vi sử dụng sản phẩm của một thương hiệu cụ thể. Để làm được điều đó đòi hỏi đội ngũ sản xuất phải tốn rất nhiều công sức làm cho sản phẩm chứa đặc điểm độc đáo, khác biệt, chuyên biệt mà khách hàng không thể chấp nhận sử dụng các sản phẩm thay thế khác.

Việc cải tiến tính năng yếu sẽ tương đối dễ dàng hơn khi bạn biết nó là gì. Trong khi đó, việc tối ưu tính năng mạnh được xem là khó khăn hơn vì nó đã chạm đến “ngưỡng” giới hạn về năng lực đáp ứng nhu cầu khách hàng của sản phẩm đó. Để tối ưu, gần như sản phẩm đó phải xây dựng một hệ thống giá trị mới.

💡
Các bạn hãy theo dõi các Video chia sẻ ý tưởng xây dựng sản phẩm mới tại kênh YouTube Core Content để có thêm nhiều ý tưởng thú vị cho riêng mình nhé.