4 chiều kích nội dung của ý tưởng sản phẩm là gì?
Ý tưởng sản phẩm rất quan trọng trên thị trường. Một sản phẩm mới được giới thiệu trên thị trường có thể dẫn đến các quy tắc chơi mới và sự hiểu biết mới của người tiêu dùng về những gì được mong đợi.
Ý tưởng sản phẩm là gì?
Ý tưởng sản phẩm hay còn gọi là “ý tưởng trong thiết kế ý tưởng” (concept generation in conceptual design) là một bản mô tả nêu bật lên được một nhu cầu, một vấn đề, một cơ hội kinh doanh, một nhiệm vụ, một giải pháp sáng tạo, một hướng đổi mới hay một ý tưởng cấp tiến, v.v.. hứa hẹn dẫn đến các ứng dụng khả thi về mặt kỹ thuật và kinh tế.
Ý tưởng sản phẩm có trước thiết kế theo cách nào?
Theo hai nhà kiến trúc sư nổi tiếng về ý tưởng sản phẩm Gerhard Pahl và Wolfgang Beitz mô tả, sự phát triển ý tưởng sản phẩm diễn ra trong một giai đoạn nơi mà các câu hỏi “tại sao” và “điều gì” được hỏi và trả lời; nhưng chỉ có các tuyên bố chi tiết về “cái gì” mới được chuyển đổi sang cho đội thiết kế sản phẩm. Nghĩa là nó đã tồn tại trước cả khi bắt đầu thiết kế sản phẩm.
Khi nào chúng ta cần một ý tưởng sản phẩm?
Một ý tưởng sản phẩm sẽ ra đời khi thỏa hai điều kiện sau:
Điều kiện cần: giải quyết vấn đề lặp đi lặp lại làm phát sinh một “Nhu cầu mới”.
Điều kiện đủ: ban lãnh đạo công ty đã cam kết nguồn lực để phát triển một thiết kế, khi đó nhiệm vụ thiết kế sẽ được sinh ra.
Thiếu một trong hai, ý tưởng sản phẩm sẽ không thể ra đời.
Khám phá 4 chiều kích nội dung của một ý tưởng sản phẩm
Theo Morris Asimow đề cập trong cuốn sách “An Introduction To Design”, một ý tưởng sản phẩm sẽ đến từ một trong bốn chiều kích sau.
Chiều kích thứ 1 - Nhu cầu bên trong: đây là khu vực chứa những nhu cầu mà sản phẩm hiện có sẽ (sắp) không thể đáp ứng thêm nữa. Nhu cầu này thường được so sánh với việc nhắm hệ thống sản phẩm phục vụ cho khách hàng cuối cùng. Ví dụ: Iphone ra mắt các phiên bản điện thoại khác nhau bám theo chiều kích thứ nhất này.
Chiều kích thứ 2 - Nhu cầu bên ngoài: đây là khu vực chứa những sản phẩm mang tính dịch vụ và công nghệ. Cần tránh nguy cơ gán cho người tiêu dùng những nhu cầu mà chúng ta cảm thấy họ “phải có”. Các nhà thiết kế phải tôn trọng thực tế rằng người dùng là chuyên gia trong việc sử dụng sản phẩm.
Chiều kích thứ 3 - Nhu cầu phát triển lớn hơn nữa: đây là khu vực để bạn tạo ra một sản phẩm giúp công ty trở thành “người dẫn đầu xu hướng” hoặc “người top đầu trong ngành kinh doanh” thuộc một lĩnh vực cụ thể. Nó là khu vực của “những cú hích”.
Chiều kích thứ 4 - Nhu cầu thử và sai: đây là khu vực mà ý tưởng sẽ đến từ những điều điên rồ “trong giới hạn cho phép” - trong mức rủi ro cho phép. Nó là trò chơi của vận may có tính toán và các công ty lớn đều dành ngân sách cho việc “sẵn sàng sai”.
Các bạn có thể đọc thêm các bài cùng thể loại trong chuyên mục chuyên mục Content Ideas.