Nắm bắt và vượt qua 3 tiến trình tiêu hóa nguyên liệu để có ý tưởng

Core Content sẽ chia sẻ lại những trải nghiệm cơ bản nhất bạn cần sẵn sàng trước khi bước vào con đường sáng tạo chuyên nghiệp.

Nắm bắt và vượt qua 3 tiến trình tiêu hóa nguyên liệu để có ý tưởng

Bước thứ 2 của quá trình tạo ra ý tưởng là "tiêu hoá nguyên liệu", đây là một cách nói theo nghĩa đen, không phải nghĩa bóng như bạn tưởng. Tiêu hoá nguyên liệu diễn ra trong tâm trí của chính bạn. Những gì bạn làm là lấy những phần vật chất khác nhau mà bạn đã thu thập được và cảm nhận tất cả chúng như nó vốn có, bằng độ nhạy của tâm trí.

Bạn nắm bắt một thực tế, biến nó theo cách này và cách khác, nhìn nó dưới những ánh sáng khác nhau và cảm nhận ý nghĩa của nó. Bạn kết hợp các dữ kiện lại với nhau và xem chúng phù hợp như thế nào.

Điều khó nắm bắt là tất cả đều diễn ra bên trong bộ máy tâm trí của chúng ta. Trong bài viết này, Core Content sẽ chia sẻ lại những trải nghiệm cơ bản nhất bạn cần sẵn sàng trước khi bước vào con đường sáng tạo chuyên nghiệp. Kinh nghiệm này không có gì bí mật, nó đã được những nhà sáng tạo nội dung và những bậc thầy sáng tạo nói đến rất nhiều trong những quyển sách của họ (James Webb Young, Isaac Asimov; và những bậc thầy như Leonardo da Vinci, Bertrand Russell, Albert Einstein, v.v..).

1. Nắm vững các phương pháp và các công cụ hỗ trợ

Phương pháp thông dụng:

  • Phân tích, tổng hợp
  • So sánh (cùng hệ tham chiếu)
  • Đối chiếu (khác hệ tham chiếu)
  • Kết hợp (ngẫu nhiên, không ngẫu nhiên)
  • Đánh giá (testing)
  • Công cụ tư duy (hay còn gọi là bộ công cụ mới - lối tắt tinh thần)

Công cụ hỗ trợ:

  • Biểu đồ
  • Bảng số liệu
  • Phần mềm phân tích thống kê

2. Nắm vững 3 tiến trình thường diễn ra bên trong tâm trí cần vượt qua

Tiến trình đầu tiên - Cơn mưa ý tưởng

Ban đầu, những ý tưởng nhỏ mang tính dự đoán hoặc một phần của sự dự đoán sẽ đến với bạn như những cơn mưa nhỏ, cứ viết chúng xuống. Đừng bận tâm đến việc chúng có vẻ điên rồ hoặc không hoàn thiện như thế nào, việc duy nhất của bạn là “tóm” lấy chúng bằng cách viết hết xuống. Trong khi viết, hãy nói bằng lời để lưu vết liên tục cho tâm trí và khơi thông tâm trí của bạn cho bước chuyển tiếp quá trình.

Mẹo của Core Content:

Thoải mái đặt tên cho cuốn sổ tay ý tưởng của bạn để quyết định phong cách sáng tạo của bạn - đây là một cách để tự tạo động lực cho mình theo đúng cách mà tâm trí hoạt động: sổ tay phép thuật, sổ tay thám tử, sổ tay kính vạn hoa, sổ tay dự đoán, sổ tay Tarot, v.v..
Bỏ ngoài tai những lời châm biếm, họ vẫn gọi Albert Einstein như vậy suốt trước khi ông trở thành thiên tài sáng tạo.

Tiến trình thứ hai - cơn bão càn quét

Điều thứ hai sẽ xảy ra là, dần dần, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi khi cố gắng ghép các ý tưởng ngổn ngang của mình lại với nhau. Chúng rối như tơ vò khiến tâm trí bạn mệt mỏi, tinh thần bạn bối rối. Các ý tưởng bắt đầu làm loạn tâm trí bạn, càn quét mọi ngóc ngách.

Đừng bỏ cuộc, tiếp tục cố gắng “lùa” các ý tưởng bằng cách ghép chúng trong các tấm thẻ màu sắc. Đây cũng là cách giúp “xốc lại tinh thần” cho tâm trí bằng những sắc màu tươi vui. Ở giai đoạn này, bạn hãy là một nghệ sĩ “lùa”, tiếp tục ghép các ý tưởng với sắc màu cuộc sống.

Mẹo của Core Content:

Sử dụng thẻ màu sắc và các loại công cụ lưu giữ nội dung có nhiều màu sắc.
Thay đổi không gian làm việc.
Tìm bạn đồng hành để gia tăng sức mạnh lẫn nhau - rất quan trọng.
Tìm bạn chia sẻ để hỗ trợ, nâng đỡ tinh thần.

Tiến trình thứ 3 - Nỗi vô vọng

Sau một thời gian miệt mài với các ý tưởng dưới nhiều góc độ, bạn sẽ đến giai đoạn vô vọng. Tâm trí ở giai đoạn 3 sẽ không có cái nhìn rõ ràng cho các luận điểm phát sinh từ mớ ý tưởng. Nói chung, tâm trí đã quá sức một cách có ý thức - Và đây là mấu chốt tạo ra phép màu của ý tưởng cho bước thứ 3 của toàn bộ quá trình sáng tạo - Xử lý vô thức (phần này sẽ được trình bày trong một bài khác).

Bạn hãy nhớ rằng trong tiến trình này, sự mệt mỏi, chán chường, vô vọng là một điều “đáng mừng” - nó chứng tỏ rằng bạn đã làm việc nghiêm túc. Bạn phải chấp nhận điều này để quá trình sáng tạo được tiếp tục. Đây lại là một cú “trick” não thứ hai bởi lẽ sáng tạo không nằm trong quyền năng của ý thức - nơi mà mọi thứ được kiểm soát quá gắt gao.

Mẹo của Core Content:

Bình tĩnh và bình tĩnh hơn nữa.
Chấp nhận sự vô vọng “một cách có ý thức”.

3. Nắm vững nguyên tắc chung

“Lắng nghe ý nghĩa thay vì tìm kiếm nó”.

Đây là một nguyên tắc mà không chỉ James Webb Young, rất nhiều nhà sáng tạo lỗi lạc đã tuyệt đối tuân theo. Sáng tạo là một quá trình thuộc về tinh thần.

Bạn phải chọn các công cụ phù hợp cho mình và luyện tập, mài dũa chúng thường xuyên và bạn phải biết được con đường này sẽ đưa bạn đến đâu, với các cung bậc nào để sẵn sàng đón nhận. Công việc sáng tạo không phải là chờ cảm hứng tới, nó là một hành trình chông gai với nhiều cạm bẫy tinh thần chờ đón bạn. Mong rằng bạn luôn hiểu chính mình và sẵn sàng bước vào thế giới của “lăng kính vạn hoa - thiên biến vạn hoá”.

Các bạn có thể đọc thêm các bài cùng thể loại trong chuyên mục chuyên mục Content Ideas.

💡
Để tương tác với người viết, mời bạn comment trực tiếp ngay bên dưới hoặc email về hộp thư: corecontent.net@gmail.com